Dù là một người chạy bộ chuyên nghiệp hay nghiệp dư, liệu bạn đã biết đến những kiến thức chạy bộ này chưa? Cùng Aviwin tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Thường xuyên kiểm tra giày chạy bộ của bạn. Một đôi giày chạy bộ thường đạt hiệu suất tốt nhất trong khoảng từ 600 km đến 1000 km.
Nếu chạy trên máy chạy bộ, hãy điều chỉnh độ nghiêng của đường chạy lên 1%. Điều này sẽ giúp cho bạn có trải nghiệm như đang chạy ngoài đường và thực tế là chạy trên máy chạy bộ dễ dàng hơn vì không bị ảnh hưởng bởi lực cản của gió.
Kiên trì, bền bỉ là chìa khóa then chốt cho mỗi buổi rèn luyện. Một huấn luyện viên chạy bộ chuyên nghiệp đã từng nói: “Nếu bạn có thể chạy 4 ngày một tuần và duy trì nó đều đặn hàng tuần thì bạn sẽ nhận được 90% lợi ích của việc tập luyện trong 7 ngày”.
Cảm giác cứng và đau chân sau khi chạy là điều bình thường. Tình trạng cứng khớp và đau nhức có thể xảy rồi tồi tệ nhất vào ngày thứ 2 sau khi tập chạy.
Những ngày nghỉ ngơi xen giữa các ngày luyện tập là điều vô cùng quan trọng. Hãy bảo đảm trong lịch tập luyện của bạn có các ngày nghỉ ngơi để cơ thể được phục hồi sau những buổi chạy.
Sẽ có những buổi đến lịch tập luyện nhưng bạn có việc cá nhân đột xuất và không thể thực hiện theo đúng kế hoạch đã lập ra trước đó. Cố gắng đừng nản chí, hãy tiếp tục luyện tập theo lịch ở các buổi sau và giảm 15% tốc độ ở lần chạy tiếp theo.
Có một điều quan trọng bạn cần biết: nên tăng cường độ tập luyện vào mỗi buổi, sau đó mới tăng khoảng cách. Để tăng cường độ, bạn có thể áp dụng bài tập đó là sẽ có những khoảng chạy tăng tốc, hay còn gọi là chạy nước rút. Sau đó chạy chậm và rồi lại tăng tốc. Lặp đi lặp lại bài tập này nhiều lần.
Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để cơ thể bạn có thể phục hồi trong khi ngủ. Giấc ngủ là yếu tố quan trọng số một, sau đó là dinh dưỡng. Đây là 2 yếu tố bạn cần đảm bảo để có một cơ thể khỏe mạnh và đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình luyện tập.
Trong các buổi luyện tập, sẽ có những lúc bạn cảm thấy dường như các khối cơ đang chống lại mình và không thể nhấc chân lên chạy được nữa. Điều này cũng hoàn toàn bình thường và nó là tín hiệu đáng mừng cho thấy bạn đang đạt đến giới hạn. Hãy cố gắng tiếp tục thêm một chút nữa, thói quen sẽ dần hình thành và bạn sẽ cảm thấy mình có thể chạy xa và nhanh hơn trong các buổi tiếp theo.
Có những ngày đến lịch tập luyện nhưng bạn cảm thấy không muốn ra ngoài chút nào. Những lúc như vậy, hãy cố gắng mặc quần áo, mang giày chạy bộ, đi ra ngoài và bạn chỉ cần đi bộ hoặc chạy một quãng đường khoảng 2km thôi cũng được. Biết đâu trong lúc cố gắng hoàn thành cho xong nhiệm vụ thì bạn lại có động lực luyện tập.
Tìm cho mình một người bạn đồng hành trong các buổi chạy. Người này sẽ giúp bạn cảm thấy vui vẻ và có tinh thần đi chạy hơn cũng như giúp chặng đường luyện tập của bạn trở nên dễ dàng hơn.
Lắng nghe cơ thể bạn vào mỗi buổi luyện tập. Vào những ngày bạn cảm thấy khỏe khoắn và tinh thần thoải mái, hãy cố gắng chạy nhanh hơn mọi người. Nhưng nếu hôm đó bạn cảm thấy không khỏe và tinh thần chán nản thì cũng đừng quá thúc ép bản thân, hãy đặt một mục tiêu ngắn và chạy chậm rãi để hoàn thành mục tiêu đó.
Hãy ăn nhẹ sau các buổi chạy, thời gian tốt nhất là 30 phút sau khi luyện tập bởi cơ thể bạn lúc này cần dinh dưỡng để phục hồi. Một số thức ăn bạn có thể tham khảo đó là bơ, chuối, đậu phộng,...
Ghi lại nhật ký tập luyện cho các buổi chạy. Điều này giúp bạn khi nhìn lại những khó khăn, thử thách đã vượt qua thì bạn sẽ có động lực cho các buổi chạy tiếp theo.